Giải đáp thắc mắc cho con bú có phun môi được không?


Chị em mang thai hay cho con bú thường sẽ không được can thiệp quá nhiều về vấn đề làm đẹp dù xâm lấn ít hay nhiều. Vậy cho con bú có được phun môi không? Để biết được câu trả lời chính xác nhất từ các chuyên gia, mời bạn cùng xem qua giải đáp chi tiết ở nội dung tiếp theo.

Đang cho con bú có phun môi được không?

Khi bạn đang cho con bú, cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi bao gồm cả sự thay đổi nội tiết tố. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến kết quả của quá trình xăm môi. Trong khi đó, mực xăm thường chứa các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân,… Các chất độc hại này có thể gây xâm nhập vào cơ thể mẹ qua đường máu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé trong quá trình cho con bú sữa.

Đang cho con bú thì tốt nhất nên đợi sau 6 tháng mới có thể phun môi
Đang cho con bú thì tốt nhất nên đợi sau 6 tháng mới có thể phun môi

Hậu quả tiềm ẩn của phun môi khi đang cho con bú có thể tiềm ẩn nhiều bệnh tật với trẻ như: tổn thương gan, tổn thương thận và ảnh vấn đề về thần kinh của bé. Ngoài rủi ro cho trẻ sơ sinh, xăm môi khi đang cho con bú cũng có thể gây ra những rủi ro cho chính cơ thể mẹ như: tăng nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng,.. Với những rủi ro vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé, hy vọng bạn đã hiểu rõ vấn đề cho con bú có phun môi được không và có chế độ kiêng cữ phù hợp.

Cần kiêng phun môi sau khi sinh bao lâu?

Bạn nên đợi ít nhất 6 tháng sau khi ngừng cho con bú trước khi thực hiện xăm môi. Thông thường sau khi sinh nở, cơ thể người phụ nữ cần khoảng thời gian lớn để phục hồi sức khỏe, cân bằng nội tiết tố đồng thời lấy lại vóc dáng. Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, bạn không nên thực hiện bất kì thủ thuật thẩm mỹ nào cho đến khi đủ 6 tháng.

Giải pháp giúp mẹ bỉm sữa sở hữu môi đỏ tự nhiên tại nhà

Sau khi giải đáp thắc mắc cho con bú có phun môi được không thì chúng tôi sẽ bật mí đến bạn những phương pháp giúp mẹ bỉm sở hữu đôi môi đỏ tự nhiên nhất, cụ thể:

Các loại nạ môi tự nhiên giúp chị em sở hữu đôi môi căng mọng
Các loại nạ môi tự nhiên giúp chị em sở hữu đôi môi căng mọng

Sử dụng mặt nạ môi củ dền

Củ dền là loại rau củ giàu vitamin C, chất chống oxy hóa cũng như các chất dinh dưỡng. Chúng có thể giúp chị em cải thiện màu sắc môi, làm cho đôi môi trở nên hồng hào, tươi tắn hơn. Để làm mặt nạ môi củ dền, bạn cần thực hiện:

  • Gọt vỏ sau đó nghiền củ dền nhỏ.
  • Trộn hỗn hợp củ dền nghiền với thìa dầu dừa.
  • Thoa hỗn hợp lên môi sau đó để trong 15-20 phút.
  • Rửa sạch môi bằng nước ấm.

Dùng dầu oliu

Dầu ô liu chứa nhiều chất béo lành mạnh cùng vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm môi đồng thời cải thiện màu sắc môi. Bạn có thể thoa trực tiếp dầu ô liu lên môi trước khi đi ngủ hoặc trộn một vài giọt dầu ô liu vào son dưỡng môi bạn đang sử dụng. Từ giờ bạn không cần phải thắc mắc cho con bú có phun môi được không, bởi bạn hoàn toàn có thể làm môi đỏ bằng những thực phẩm an toàn tại nhà.

Dùng mặt nạ môi cà rốt

Cà rốt có chứa beta-carotene, hợp chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Loại vitamin này có tác dụng chống oxy hóa cũng như giúp cải thiện độ đàn hồi của da, làm cho đôi môi trở nên mềm mại hồng hào hơn. Để làm mặt nạ môi cà rốt bạn cần thực hiện như sau:

Mặt nạ môi cà rốt cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho môi
Mặt nạ môi cà rốt cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho môi
  • Gọt vỏ sau đó luộc chín củ cà rốt.
  • Nghiền cà rốt chín với thìa dầu oliu.
  • Thoa hỗn hợp lên môi, để yên trong 15-20 phút.
  • Rửa sạch môi bằng nước ấm.

Lưu ý cần nhớ khi phun môi sau sinh?

Sau khi giải đáp cho con bú có phun môi được không thì bạn cần quan tâm nhiều hơn đến những lưu ý sau phun môi. Sau khi sinh, nhiều chị em muốn thực hiện phun môi để lấy lại vẻ đẹp rạng ngời. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả như mong muốn, bạn cần lưu ý vài điều trước và sau khi phun môi:

Trước khi phun môi

  • Không sử dụng thuốc làm loãng máu: Aspirin, ibuprofen hoặc warfarin vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, dễ bị bầm tím trong quá trình phun môi.
  • Không hút thuốc, uống rượu: Nicotin và rượu có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

Sau khi phun môi

  • Vệ sinh nhẹ nhàng: Dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý vệ sinh môi nhẹ nhàng 2-3 lần/ngày, bắt đầu từ ngày thứ 2 sau khi phun môi.
  • Tránh nước: Không để nước tiếp xúc với vùng môi trong 3-5 ngày đầu để tránh nhiễm trùng và bong vảy sớm.
Bạn nên vệ sinh môi nhẹ nhàng sau khi phun để tránh làm môi tổn thương
Bạn nên vệ sinh môi nhẹ nhàng sau khi phun để tránh làm môi tổn thương
  • Kiêng cữ trong ăn uống Bạn chỉ ăn thức ăn mềm, lỏng tránh đồ ăn mặn, cay, nóng để không gây kích ứng môi. Ngoài ra, bạn cần tránh ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng môi sau phun như: thịt gà, hải sản, thịt bò, đồ nếp, rau muống,..
  • Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể gây tăng sinh sắc tố môi và ảnh hưởng đến màu môi sau phun xăm. Không tự ý bóc vảy mực xăm: Để lớp vảy bong tự nhiên, tránh dùng tay bóc vảy môi vì dễ làm môi bị tổn thương cũng như lên màu không đều.

Câu hỏi thường gặp liên quan xăm môi sau sinh

Bên cạnh thắc mắc cho con bú có phun môi được không thì vẫn còn vô vàn các nghi vấn khác từ chị em đam mê làm đẹp. Để giúp bạn có được giải đáp thiết thực nhất, chúng tôi đã làm rõ các câu hỏi liên quan đến vấn đề này như sau:

Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đến phun môi trong giai đoạn cho con bú
Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đến phun môi trong giai đoạn cho con bú

Thuốc ủ tê có làm ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Thuốc ủ tê thường được sử dụng khi xăm môi để giúp giảm đau. Thành phần chính của thuốc ủ tê là lidocaine, loại chất gây tê tại chỗ. Lidocaine không được bài tiết vào sữa mẹ với liều lượng đủ để gây hại cho em bé trong quá trình con bú. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp thuốc ủ tê có thể đi vào sữa mẹ với một lượng nhỏ trong quá trình phun xăm. Vì thế, bạn cần tránh thực hiện các kỹ thuật phun xăm trong quá trình cho con bú sữa.

Phun môi có gây ảnh hưởng cho sữa mẹ không?

Hầu hết, phun môi thường không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, một số thành phần trong mực xăm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Nếu bạn đang cho con bú, cần tránh thực hiện các phương pháp phun môi, phun xăm thẩm mỹ để tránh gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Bài viết  kinh nghiệm làm đẹp vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc cho con bú có phun môi được không và thời gian kiêng phun môi phù hợp sau khi sinh nở. Ngoài phun xăm môi, bạn có thể tham khảo một số cách làm hồng môi tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên để không gây ảnh hưởng đến bé trong giai đoạn bú sữa mẹ. Hy vọng bạn sẽ kiêng cữ phù hợp và đúng cách trong khoảng thời gian nhạy cảm này để giữ an toàn cho cả sức khỏe của mẹ và bé.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận