Cách tháo đá đính móng tay đơn giản tại nhà không cần ra tiệm


Sau một thời gian sử dụng móng tay đính đá thì nhu cầu tháo ra để thay đổi kiểu dáng khác là khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tháo đá đính móng tay và đôi khi cũng không tiện ra tiệm để được hỗ trợ tháo móng đính đá. Vì vậy, đừng bỏ qua 2 cách tháo đá đính trên móng tay tại nhà đơn giản, an toàn được kinh nghiệm làm đẹp bật mí trong bài viết sau!

Cách tháo đá đính móng tay

Móng tay đính đá lấp lánh thường đem lại cho chị em vẻ đẹp sang trọng, quý phái, tuy nhiên, kiểu móng tay này lại khá “cồng kềnh” và có đôi phần nặng nề. Bên cạnh đó cũng rất dễ bong, sứt ra sau một thời gian sử dụng. Lúc này, mặc dù vẫn còn một số đá đính trên móng nhưng tổng thể sẽ không còn được đẹp nữa.

Vì vậy mà bạn cần phải biết cách tháo đá đính móng tay.

Tháo đá đính móng tay cần được thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận
Tháo đá đính móng tay cần được thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận

Ngâm móng trong acetone

Acetone là dung dịch chuyên dùng trong ngành công nghiệp thẩm mỹ móng tay với khả năng hòa tan và rửa trôi nhanh chóng các loại sơn. Vì vậy mà việc tháo đá đính móng tay sử dụng acetone là điều không quá khó hiểu. Sau đây là các bước trong cách tháo đá đính móng tay bằng acetone tại nhà:

  • Bước 1: Nhúng một miếng bông gòn vào dung dịch acetone rồi đắp vào đầu móng tay cho đến khi lớp sơn và keo đính đá dần mềm ra.
  • Bước 2: Lau sơ phần sơn móng tay và sơn phủ trên bề mặt móng.
  • Bước 3: Đổ dung dịch acetone ra một chiếc tô nhỏ, lòng sâu để nhúng móng tay ngập vào đó và ngâm trong vòng 2 đến 3 phút.
Có thể sử dụng acetone để làm lớp sơn và keo dán đá mềm ra
Có thể sử dụng acetone để làm lớp sơn và keo dán đá mềm ra
  • Bước 4: Sau khi keo và sơn mềm ra thì bạn có thể dùng bông gòn để lau đi hoặc sử dụng que nạy để làm bong các hạt đá được đính chắc trên móng, lưu ý làm nhẹ nhàng, nếu vẫn còn cứng thì tiếp tục ngâm móng chứ không nên cố gắng nạy, làm tổn thương móng tay.
  • Bước 5: Sau khi đã làm sạch hoàn toàn lớp sơn và đá trên móng tay thì rửa sạch tay với nước ấm pha một chút xà phòng để loại bỏ hóa chất còn sót lại trên da.
  • Bước 6: Bước cuối cùng là thoa dầu dưỡng ẩm cho móng để hạn chế tình trạng bị khô, nứt móng.
Cần thoa dầu dưỡng ẩm cho móng để hạn chế bị khô
Cần thoa dầu dưỡng ẩm cho móng để hạn chế bị khô

Cách tháo đá đính móng tay không dùng hóa chất

Nếu lo ngại việc nhúng đầu ngón tay vào dung dịch acetone sẽ làm tổn thương da thì cách tháo đá đính móng tay không dùng hóa chất là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Để quy trình tháo đá đính móng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng thì bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ sau:

  • Một bát nước sạch.
  • Một lọ sáng đá.
  • Kìm bấm móng.
  • Kìm cắt da.
  • Dầu dưỡng móng.
Nước sáng đá là dụng cụ quan trọng giúp tháo móng đính đá
Nước sáng đá là dụng cụ quan trọng giúp tháo móng đính đá

Sau đây là các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nếu móng tay quá dài thì có thể dùng kìm để bấm cho gọn lại.
  • Bước 2: Dùng nước sáng đá để thoa lên bề mặt móng, nhất là ở các mép chân đá để lớp keo dần mềm ra để dễ tháo.
  • Bước 3: Dùng đầu kìm để nạy một phần mép đá ra, tuy nhiên nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương móng.
  • Bước 4: Ngâm toàn bộ bàn tay vào bát nước sạch từ 5 đến 10 phút.
  • Bước 5: Lúc này, đá trên móng tay đã sẵn sàng để tháo ra, bạn chỉ cần dùng que nạy để lấy chúng ra là được.
Có thể sử dụng que nạy để lấy lớp đá đính ra
Có thể sử dụng que nạy để lấy lớp đá đính ra
  • Bước 6: Sử dụng một miếng bông gòn tẩm acetone để lau nhẹ một lần nữa lớp sơn và keo dán đá còn sót lại trên móng.
  • Bước 7: Rửa lại móng với nước nóng pha xà phòng loãng.
  • Bước 8: Thoa dầu dưỡng móng.

Những điều không nên làm khi tháo gỡ móng đính đá

Khi đính đá móng tay, ai cũng mong muốn sẽ giữ được trong thời gian dài, vì vậy mà luôn tìm cách để đính thật chặt, thật chắc. Điều này vô tình khiến việc tự tháo móng đính đá gặp thêm đôi phần trở ngại.

Tuy nhiên, chỉ cần tuân thủ các bước hướng dẫn trên đây và quan tâm đến một số lưu ý sau thì bạn sẽ nhanh chóng có được bộ móng sạch sẽ và sẵn sàng cho lần làm “điệu” tiếp theo.

Cần quan tâm chăm sóc móng để có được vẻ đẹp tự nhiên nhát
Cần quan tâm chăm sóc móng để có được vẻ đẹp tự nhiên nhát

Dùng chung bộ kit làm móng với người khác

Nếu bạn thường xuyên đến các tiệm làm móng thì lời khuyên cho bạn là nên chuẩn bị cho riêng mình một bộ dụng cụ gồm kềm cắt móng, kềm cắt da, cây nạy,… Bởi việc dùng chung bộ kit làm móng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp phải các bệnh truyền nhiễm qua đường máu, nhất là khi vô tình cắt trúng da, gây chảy máu.

Việc dùng riêng bộ dụng cụ cũng giúp bạn cảm thấy tự tin, yên tâm hơn về kết quả cũng như mức độ an toàn cho sức khỏe.

Nên chuẩn bị cho mình một bộ dụng cụ làm móng riêng
Nên chuẩn bị cho mình một bộ dụng cụ làm móng riêng

Sử dụng sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng

Các sản phẩm phục vụ cho việc làm móng như sơn móng tay, keo đính đá hay dầu dưỡng móng cần được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như nguồn gốc, xuất xứ. Bởi về bản chất, sơn móng tay chứa rất nhiều hóa chất, sản phẩm càng kém chất lượng thì nồng độ các chất độc hại càng nhiều.

Nếu sử dụng dụng cụ sơn móng tay kém chất lượng trong thời gian dài thì việc tổn thương, nứt, gãy móng là điều không thể tránh khỏi.

Nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng móng có nguồn gốc rõ ràng
Nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng móng có nguồn gốc rõ ràng

Bóc phần sơn bằng tay trần

Sau một thời gian sử dụng, việc xuất hiện từng mảng sơn móng tay bị bong tróc ra là điều không thể tránh khỏi. Nhiều người lại có thói quen bóc, cạy lớp sơn này bằng tay và vô tình làm tổn thương lớp sừng trên bề mặt móng, gây sần sùi, khô và gãy móng.

Vì vậy, khi thấy có hiện tượng bong tróc thì tốt nhất là nên thực hiện cách tháo đá đính móng tay đã hướng dẫn trên đây để bảo vệ móng và đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất.

Chỉ nên chùi sơn bằng bông gòn với dung dịch tẩy móng
Chỉ nên chùi sơn bằng bông gòn với dung dịch tẩy móng

Mẹo chăm sóc móng sau khi tháo

Không thường xuyên dưỡng móng sau khi tháo là lỗi chung của nhiều chị em, dẫn đến tình trạng khô móng, móng mỏng, dễ nứt, gãy, nhất là sau khi tiếp xúc với sơn móng tay hoặc dung dịch tẩy móng.

Vì vậy, bạn cần tạo cho mình thói quen dưỡng móng kể cả khi không làm móng để có được bộ móng mềm mại, bóng mịn một cách tự nhiên nhất.

Ngoài ra thì bạn cũng đừng quên bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất có lợi cho móng như hải sản, súp lơ, bơ,… để móng luôn chắc khỏe, hạn chế nguy cơ nứt gãy tốt nhất!

Trên đây là 2 cách tháo đá đính móng tay cực đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà mà không cần phải ra tiệm. Quá trình tháo đá đính móng cần được thực hiện một cách cẩn thận, không làm mạnh tay vì có thể vô tình làm tổn thương móng. Hy vọng những hướng dẫn và lời khuyên trong bài có thể giúp bạn luôn sở hữu bộ móng tay đẹp dù là có sơn, đính đá hay không.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận