Phun môi không lên màu là tình trạng màu môi loang lổ, không đồng đều. Khi gặp tình trạng này, nhiều chị em thường hoang mang, lo sợ và không biết cách xử lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân thường gặp khiến môi phun không lên màu, đồng thời hướng dẫn cách xử lý an toàn. Cùng kinh nghiệm làm đẹp tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân phun môi không lên màu
Phun môi là một phương pháp thẩm mỹ được nhiều chị em sử dụng để nhanh chóng sở hữu màu sắc môi tươi tắn. Tuy nhiên, có thể vì nhiều nguyên nhân như chất lượng cơ sở làm đẹp kém chất lượng hoặc cách chăm sóc tại nhà sai cách khiến phun môi không lên màu đều. Cụ thể hơn về các nguyên nhân như sau đây.
Mực phun kém chất lượng
Chất lượng mực phun có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả phun xăm môi như khả năng lên màu, độ bền màu, màu sắc tự nhiên và đảm bảo an toàn cho da. Khi dùng loại mực xăm có thành phần tự nhiên sẽ giúp quá trình phun môi thực hiện trơn tru hơn, thợ xăm có thể điều chỉnh độ đậm nhạt và màu sắc theo mong muốn.
Ngoài ra, mực xăm tốt cũng đảm bảo không gây kích ứng xấu cho da, giúp môi lên màu tự nhiên, mềm mại và căng bóng. Sau khi bong tróc, môi phun lên màu chuẩn hay loang lỗ chỗ đậm chỗ nhạt đều phụ thuộc vào chất lượng mực xăm. Nếu dùng mực xăm giả, mực rẻ tiền có thể gây nhiễm trùng, thâm môi về sau.
Thiết bị phun xăm lỗi thời
Những thiết bị phun xăm lỗi thời chưa tối ưu kích thước đầu kim và tính năng không thể đảm bảo về độ an toàn và hiệu quả. Đầu kim xăm còn khá lớn sẽ dễ gây xâm lấn mạnh khi đưa mực vào da, khiến môi bị sưng tấy và lâu lành vết thương. Điều này làm cho quá trình bong vảy lâu hơn và hiệu quả lên màu môi cũng kém hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thiết bị phun môi lỗi thời không thể kiểm soát độ nông sâu của kim xăm khi đưa mực vào lớp thượng bì da. Do đó, mực xăm không được phân bổ đồng đều, khiến màu sắc mực đậm nhạt và khó bám chặt vào mô da, vì thế mực phai màu rất nhanh.
Kỹ thuật viên phun xăm tay nghề yếu
Trình độ chuyên môn của kỹ thuật viên quyết định rất lớn tới kết quả phun xăm môi. Một chuyên viên xăm tay nghề non yếu, chưa thành thạo các kỹ thuật xăm sẽ khiến quá trình đưa mực xăm vào da không thể chính xác hoàn toàn, màu sắc không đồng đều và không chuẩn màu sắc như kỳ vọng.
Ngoài ra, kỹ thuật yếu cũng có thể gây ra đau và tổn thương cho vùng môi do cách xử lý kim xăm không mượt mà. Điều này không chỉ khiến phun môi không lên màu mà còn để lại những tổn thương kéo dài cho môi, thậm chí là để lại sẹo.
Do cơ địa mỗi người
Cơ địa mỗi người có thể ảnh hưởng đến quá trình lên màu sau khi phun. Các yếu tố cơ địa như sắc tố da tự nhiên, cấu trúc da, tuổi tác và tình trạng sức khỏe có thể làm thay đổi màu sắc môi. Vì vậy, cũng là một màu phun môi được xăm trên cùng nhiều người, nhưng mỗi người có thể nhận thấy kết quả màu đậm nhạt khác nhau.
Theo chuyên gia, những người sở hữu làn da dầu, da dễ đổ mồ hôi thường có khả năng bám mực xăm và lên màu rất kém. Ngoài ra, da dày, ít đàn hồi với da mỏng, độ đàn hồi cao cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả giữ màu môi phun xăm.
Chưa xử lý thâm môi
Nếu bạn bị thâm môi, màu sắc tự nhiên của da môi có thể gây tương phản và làm “chìm” màu phun. Mực xăm không thể gắn kết chặt với da môi và bị hấp thụ bởi màu thâm dưới da, dẫn đến mất màu sớm. Vì thế, môi thâm rất khó để lên màu dễ dàng và cần được xử lý thâm trước khi phun môi để đạt được màu sắc đồng đều.
Chăm sóc và kiêng cữ sai cách sau phun môi
Nếu không chăm sóc và bảo vệ vùng môi phun cẩn thận, màu sắc có thể không lên màu và bị mất màu nhanh chóng. Thậm chí gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của bờ môi. Một số điều cần kiêng sau khi phun môi như kiêng nước, kiêng dùng mỹ phẩm, không sờ chạm lên môi và kiêng ăn một số loại thực phẩm không tốt cho vết thương.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh và chăm sóc môi cũng có tác động tới khả năng phục hồi da và hiệu quả lên màu môi. Theo đó, bạn cần làm sạch, sát khuẩn môi mỗi ngày bằng nước muối sinh lý để loại bỏ thức ăn, cặn bẩn, vi khuẩn bám xung quanh môi. Đồng thời có thể sử dụng các sản phẩm thuốc bôi, kem dưỡng ẩm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Do tác động bên ngoài khác
Những tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng tới xăm môi lên màu như môi trường, thời tiết, mỹ phẩm không phù hợp hoặc chà xát môi có thể gây ra phai màu sớm. Do đó, bạn cần chú ý tránh các tác nhân này trong thời gian phục hồi môi sau phun xăm.
Cách xử lý phun môi không lên màu an toàn, hiệu quả
Nếu gặp tình trạng phun môi không lên màu thì đừng quá lo lắng, vì bạn có thể khắc phục an toàn và nhanh chóng theo những cách xử lý như sau đây.
Dặm lại màu môi
Cách cải thiện màu môi không đều hiệu quả nhất hiện nay là dặm lại màu lần nữa. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể dặm lại màu môi an toàn và hiệu quả. Theo chuyên gia, phương pháp dặm lại màu phun chỉ được thực hiện sau 1 – 2 tháng cách lần phun trước đó. Lúc này, da môi đã hồi phục hoàn toàn và đảm bảo có thể lên màu.
Để kết quả phun môi không thất bại như lần đầu, bạn nên lựa chọn cơ sở phun xăm uy tín hơn sẽ có bác sĩ tư vấn, thăm khám tình trạng môi và chọn kỹ thuật, công nghệ, màu mực dặm lại phù hợp. Nhờ đó, bạn có thể yên tâm màu phun môi sẽ lên màu tốt hơn.
Tìm đến cơ sở phun xăm uy tín
Nếu nguyên nhân phun môi không lên màu của bạn là do chất lượng của cơ sở phun xăm không đảm bảo thì khi có dự định làm lại môi, bạn nên tìm kiếm cơ sở thẩm mỹ uy tín và chuyên nghiệp hơn. Tại nơi làm đẹp uy tín, toàn bộ máy móc, thiết bị xăm, mực xăm và tay nghề thợ xăm đều được đảm bảo tốt nhất cho bạn trải nghiệm.
Chăm sóc và dưỡng môi đúng cách
Sau khi phun môi thất bại, bạn không nên lo lắng quá nhiều mà hãy tập trung chăm sóc và dưỡng môi đúng cách. Đồng thời ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho da, nhờ đó sẽ giúp môi nhanh chóng hồi phục và tránh gây ra thêm các tác động xấu cho môi. Đặc biệt, chỉ khi môi lành hoàn toàn mới có thể tiếp tục thực hiện phun xăm lại.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về những nguyên nhân và cách xử lý phun môi không lên màu sẽ là thông tin cần thiết cho bạn. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn sẽ biết cách khắc phục an toàn để không làm ảnh hưởng tới chất lượng thẩm mỹ của đôi môi.
Bình luận