Dấu hiệu phun môi bị nhiễm trùng và cách xử lý


Phun môi bị nhiễm trùng là biến chứng nghiêm trọng hàng đầu gây nên nhiều hệ lụy nhất khi làm đẹp. Để tránh gặp tình trạng này, bạn cần phải cẩn thận hơn trong việc chọn lựa địa phun môi chỉ uy tín. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng này, mời bạn cùng theo dõi.

Nhận biết dấu hiệu phun môi bị nhiễm trùng?

Khi phun môi, việc tiếp xúc với kim tiêm và mực xăm kém chất lượng có thể làm tổn thương da môi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập để gây nhiễm trùng. Các dấu hiệu phun môi bị nhiễm trùng thường xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tuần. Dưới đây là những biểu hiệu cần chú ý giúp bạn nhận biết môi đã bị nhiễm trùng nhanh nhất:

Nhận biết các dấu hiệu khiến môi bị nhiễm trùng phổ biến nhất
Nhận biết các dấu hiệu khiến môi bị nhiễm trùng phổ biến nhất

Môi bắt đầu sưng tấy và phồng rộp

Môi bị sưng tấy và phồng rộp là dấu hiệu đầu tiên rất dễ nhận biết môi đã bị nhiễm trùng sau khi phun. Lúc này, bạn quan sát thấy vùng da xung quanh môi sẽ bị sưng tấy, gây cảm giác khó chịu, đau rát. Nếu không được điều trị kịp thời, khu vực bị sưng tấy có thể lan rộng, đồng thời làm cho môi trở nên phồng to, căng bóng ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của khuôn mặt.

Môi bị phồng rộp sưng tấy là biểu hiện đầu tiên của việc môi bị nhiễm trùng
Môi bị phồng rộp sưng tấy là biểu hiện đầu tiên của việc môi bị nhiễm trùng

Để giảm thiểu tình trạng môi bị sưng tấy, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp như: Đắp mặt nạ lạnh, bôi kem giảm sưng hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Tất cả các loại thuốc bôi, thuốc uống đều phải được chuyên gia đồng ý trước khi dùng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên không được cải thiện sau vài ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Môi bị tụ máu, bầm tím

Môi bị bầm hoặc tụ máu bầm sau khi phun môi là biểu hiện bình thường, sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không khỏi thì chúng chính là dấu hiệu cho thấy môi đã bị tổn thương, có nguy cơ cao nhiễm trùng. Tình trạng này xảy ra do kim tiêm xâm nhập quá sâu vào da môi, làm tổn thương các mạch máu từ đó gây ra các vết bầm tím.

Môi xuất hiện tụ máu bầm tím là dấu hiệu cho thấy môi đang bị nhiễm trùng
Môi xuất hiện tụ máu bầm tím là dấu hiệu cho thấy môi đang bị nhiễm trùng

Để giảm thiểu môi bị tụ máu bầm tím, bạn có thể áp dụng các biện pháp tương tự như tình trạng môi bị sưng tấy bên trên. Tuy nhiên, nếu máu bầm vẫn không tự khỏi sau vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn nhất định phải tìm đến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị. Bạn không được tự ý xử lý máu bầm tại nhà vì dễ gây biến chứng nguy hiểm khác.

Môi chảy dịch bất thường

Dấu hiệu thường xuất hiện tiếp theo trong phun môi bị nhiễm trùng chính là môi bị chảy dịch bất thường. Chất dịch có thể là mủ, máu hoặc chất lỏng không rõ nguồn gốc. Tình trạng này xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở trên môi, gây ra các biểu hiện viêm nhiễm và biến chứng nghiêm trọng.

Môi chảy dịch bất thường sau khi phun môi là dấu hiệu môi đang bị nhiễm trùng tiếp theo
Môi chảy dịch bất thường sau khi phun môi là dấu hiệu môi đang bị nhiễm trùng tiếp theo

Để giảm thiểu tình trạng môi chảy dịch bất thường, bạn cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho vùng da quanh môi, tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Môi lở loét và nổi mụn nước

Nếu môi bị nhiễm trùng nặng, các biểu hiện lở loét, nổi mụn nước cũng có thể xuất hiện. Đây là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã xâm nhập sâu vào da môi, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi khuẩn khác. Tình trạng này gây đau đớn, khó chịu khiến bạn gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống hàng ngày.

Môi bị lở loét, nổi mụn nước là một trong những dấu hiệu phun môi bị nhiễm trùng
Môi bị lở loét, nổi mụn nước là một trong những dấu hiệu phun môi bị nhiễm trùng

Để hạn chế tối đa các vết lở loét, mụn nước xuất hiện nhiều hơn, bạn cần chú ý giữ vệ sinh môi cẩn thận. Tốt nhất bạn nên dùng tampon để rửa môi 3 – 4 lần ngày, chú ý vệ sinh nhẹ tay, không làm mụn nước bị vỡ lan sang các khu vực khác. Mụn nước vỡ sẽ khiến khu vực quanh môi bị nhiễm trùng theo, sau khi hồi phục sẽ làm cho môi không đều màu, vị trí mụn nước trước đây cũng có phần nhạt màu hơn.

Nguyên nhân khiến môi nhiễm trùng sau khi phun

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phun môi bị nhiễm trùng. Các nguyên nhân có thể xuất phát từ những cơ sở phun xăm hoặc đến từ cách chăm sóc của bạn. Dưới đây là những nguyên nhân mà bạn cần hiểu rõ, cụ thể:

Trình độ kỹ thuật không đủ

Chuyên viên phun môi cần phải có trình độ kỹ thuật cũng như kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Kỹ thuật viên còn yếu tay nghề sẽ dễ làm tổn thương da môi trong quá trình thao tác đi mực. Các vết thương này chính là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công môi gây nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời.

Tay nghề kỹ thuật viên yếu kém sẽ dễ dẫn việc thao tác gây xâm lấn quá nhiều khiến môi có nguy cơ cao bị nhiễm trùng
Tay nghề kỹ thuật viên yếu kém sẽ dễ dẫn việc thao tác gây xâm lấn quá nhiều khiến môi có nguy cơ cao bị nhiễm trùng

Vì vậy, khi muốn phun môi bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín, có đội ngũ nhân viên sở hữu trình độ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho bản thân. Tốt hơn hết bạn nên yêu cầu kỹ thuật viên mà bạn hiểu rõ thực hiện phun môi cho mình nhằm hạn chế rủi ro.

Quy trình thực hiện phun môi không được đảm bảo

Ngoài trình độ kỹ thuật của người thực hiện, quy trình phun môi cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc môi có bị nhiễm trùng hay không. Nếu quy trình phun môi không được đảm bảo an toàn vệ sinh, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập gây nên nhiễm trùng.

Quy trình phun môi không đảm bảo dẫn đến môi có nguy cơ nhiễm trùng sau phun
Quy trình phun môi không đảm bảo dẫn đến môi có nguy cơ nhiễm trùng sau phun

Chính vì thế, trước khi bắt đầu phun xăm, chuyên viên thường sẽ phổ biến cho bạn biết quy trình thực hiện diễn ra như thế nào. Trong đó các bước khử trùng, sát khuẩn là việc làm bắt buộc phải tiến hành. Bạn có thể dựa vào những thông tin này để biết được địa chỉ mà bản thân đã chọn có thực sự tốt hay không.

Đầu kim sử dụng nhiều lần

Việc sử dụng đầu kim đã qua sử dụng nhiều lần là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phun môi bị nhiễm trùng. Kim phun môi sau mỗi lần sử dụng phải được thay mới, các dụng cụ hỗ trợ khác phải được khử trùng tuyệt đối để loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn còn sót lại ở lần thực hiện trước.

Kim dùng trong phun xăm phải được thay mới hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo an toàn
Kim dùng trong phun xăm phải được thay mới hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo an toàn

Nếu kim phun không được khử trùng đúng cách, vi khuẩn có thể vẫn còn tồn tại trên đầu kim và gây nhiễm trùng cho môi khi tiếp xúc với đối tượng tiếp theo. Vì vậy, trước khi bắt đầu phun môi, bạn nên yêu cầu cơ sở sử dụng đầu kim mới hoặc nếu dùng kim cũ thì phải đảm bảo đã được khử trùng để hạn chế rủi ro.

Mực xăm kém chất lượng

Mực xăm cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả phun môi. Nếu mực xăm kém chất lượng, có chứa các hóa chất độc hại hoặc không được sản xuất an toàn thì khả năng cao sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn. Chúng sẽ bắt đầu phát triển khi tiếp xúc với khu vực tổn thương trong quá trình phun môi gây nên các phản ứng ban đầu như: Ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy,…

Phun môi bị nhiễm trùng do sử dụng mực xăm kém chất lượng
Phun môi bị nhiễm trùng do sử dụng mực xăm kém chất lượng

Bạn có thể nhận biết các loại mực rẻ tiền bằng cách dựa vào nhãn mác và hình dáng bên ngoài của chúng. Mực rẻ tiền thường có màu sắc không tươi, vỏ ngoài nhem nhuốc, chữ in không rõ ràng. Trước khi phun, bạn nên yêu cầu chuyên viên cho phép kiểm tra mực để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Không chăm sóc môi theo hướng dẫn sau phun

Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến việc phun môi bị nhiễm trùng chính là do không tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Để hạn chế môi bị nhiễm trùng trong lúc chăm sóc, bạn cần ghi nhớ những điều chuyên viên căn dặn.

Thứ nhất không được để môi chạm nước ở vài ngày đầu, ít nhất là 24h. Thứ 2 khi vệ sinh môi hạn chế việc thao tác quá mạnh dẫn đến trầy xước, đau rát. Cuối cùng đó chính là hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có màu sắc quá đậm như: Cà phê, xì dầu, nước tương và các loại chất kích thích khác.

Cách xử lý phun môi bị nhiễm trùng

Môi bị nhiễm trùng là biến chứng không chị em nào mong muốn chúng xảy ra. Khi trường hợp này xuất hiện, bạn cần bĩnh tĩnh xử lý theo quy trình sau đây:

Cách xử lý khi phun môi bị nhiễm trùng sau khi phun đúng cách
Cách xử lý khi phun môi bị nhiễm trùng sau khi phun đúng cách
  • Bước 1: Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng rửa sạch môi để loại bỏ vi khuẩn. Không dùng nước máy hoặc xà phòng rửa mặt vì có thể gây kích ứng.
  • Bước 2: Chườm khăn sạch đã được làm lạnh hoặc túi đá lên môi để giảm sưng đau.
  • Bước 3: Bôi thuốc mỡ kháng sinh do bác sĩ kê toa lên vùng môi bị nhiễm trùng nếu phương pháp chườm lạnh vẫn không đem lại kết quả. Thuốc mỡ sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhanh chóng.
  • Bước 4: Nếu thấy kết quả vẫn không tiến triển, lúc này bạn cần tìm đến bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị.

Bên cạnh các bước chúng tôi vừa hướng dẫn, bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau: Không được dùng tay để chạm trực tiếp lên môi, không uống hay thoa bất cứ thuốc gì lên môi nếu chưa được bác sĩ đồng ý, không tự ý bóc phần da môi bị bong vì chúng sẽ để lại nhiều biến chứng, mất thẩm mỹ.

Bài viết kinh nghiệm làm đẹp vừa chia sẻ đến chị em nguyên nhân và cách giải quyết khi phun môi bị nhiễm trùng. Hy vọng với những thông tin vừa rồi, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu được đôi môi mềm mịn cũng như hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng trong lúc phun môi.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận