Mụn là gì? Tất tần tật về những loại mụn nguy hiểm cho da


Mụn luôn là nỗi ám ảnh đối với nhiều bạn trẻ, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng mụn lại gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến nhiều bạn cảm thấy tự ti mỗi khi tiếp xúc với người đối diện. Vậy mụn là gì? Phân biệt các loại mụn như thế nào để đưa ra giải pháp điều trị đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những loại mụn nguy hiểm cho da, qua bài viết sau đây nhé!

Mụn là gì?

Mụn có thể được xem là một biểu hiện bệnh thường gặp ở da. Nó xuất hiện khi bạn bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, hoặc sang độ tuổi trung niên. Chủ yếu thường gặp nhất trên vùng da mặt, cổ và lưng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành mụn như: do cơ địa, thói quen sinh hoạt hàng ngày. Không vệ sinh kỹ da mặt, lâu ngày sẽ tích tụ các mảng bám, vi khuẩn gây mụn cho da. Hoặc da chứa nhiều chất nhờn, sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến mụn…

Dù không nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng mụn có ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần và công việc của rất nhiều người.

Mụn là gì? Những loại mụn nguy hiểm cho da
Mụn là gì? Những loại mụn nguy hiểm cho da

Những loại mụn nguy hiểm cho da

Không phải các loại mụn điều giống nhau, không phải loại mụn nào cũng có thể tự ý nặn được. Do đó, bạn cần phân biệt thật rõ các loại mụn, để có phương pháp điều trị thích hợp. Sau đây sẽ là những loại mụn nguy hiểm cho da, mà bạn cần lưu ý:

1. Mụn đinh râu

Mụn đinh râu là mụn được sinh ra do việc nặn mụn trứng cá hay mụn nhọt không đúng cách. Với các triệu chứng thường gặp như: mụn sưng to, đầu đỏ, đau nhức, nếu nặng hơn có thể dẫn đến sốt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tinh thần.

Một số trường hợp mụn đinh râu xuất hiện do việc cạo râu, nhổ râu không đúng cách. Gây chảy máu, viêm nhiễm từ đó hình thành mụn đầu đinh. Chúng thường mọc nhất ở hai bên cánh mũi, hai bên má, quanh miệng và vùng cằm.

Với loại mụn này, bạn tuyệt đối không nên nặn. Nếu thực hiện không đúng cách, không biết vệ sinh sạch sẽ thì nguy cơ nhiễm trùng vết thương khá cao. Khi mụn vỡ ra, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến nhiễm trùng máu, các bệnh liên quan đến tĩnh mạch.

Mụn đinh râu nguy hiểm
Mụn đinh râu nguy hiểm

Cách chăm sóc

Khi gặp phải những loại mụn nguy hiểm như mụn đinh râu. Đầu tiên bạn hãy tận dụng cồn y tế chấm nhẹ lên đầu nốt mụn, để mụn nhanh chín và giảm sưng đỏ. Nếu vẫn không hết và số lượng mụn đầu đinh quá nhiều, thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám.

2. Mụn đầu đen

Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi liệt kê mụn đầu đen vào danh sách những loại mụn nguy hiểm phải không nào?

Đúng vậy, thực tế chúng ta không nên nặn mụn đầu đen. Vì đây là loại mụn bạn càng nặn, chúng càng quay trở lại. Và số lượng xuất hiện sẽ dày đặc hơn so với trước đó.

Hơn thế nữa, do mụn đầu đen thường nằm sâu bên trong da. Việc cố nặn có thể vô tình dẫn đến tổn thương da, làm tróc da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập.

Mụn đầu đen thường gặp
Mụn đầu đen thường gặp

Cách chăm sóc

Cách loại bỏ mụn đầu đen cũng không quá khó. Đợi đến khi mụn chín, bạn có thể tận dụng các phương pháp tự nhiên như: sử dụng nước cốt chanh, mặt nạ cà chua, mặt nạ lòng trắng trứng…để đẩy nhân mụn lên. Cách thực hiện vừa an toàn lại mang đến hiệu quả cao, những nguyên liệu tự nhiên này còn giúp bạn dưỡng da mịn màng hơn.

3. Mụn bọc

Mụn bọc cũng là một trong những loại mụn nguy hiểm mà bạn nên chú ý đến. Với loại mụn này, chúng có thể mọc riêng lẻ hoặc mọc thành trùm.

Biểu hiện bên ngoài là nốt đỏ sẩn, ngứa và đau rát. Nếu nặn hơn, chúng sẽ xuất hiện lớp mủ trắng vàng bên trên đầu mụn. Khi bạn nặn, nốt mụn sẽ chảy nhiều dịch vàng và máu, do đó nếu không cẩn thận sẽ rất dễ nhiễm trùng vết thương. Hoặc các loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Không ít trường hợp các bạn chưa phân biệt được mụn đã già chưa và vội nặn. Vô tình làm cho mụn trở nặng hơn. Đây cũng là loại mụn để lại sẹo thâm cao, nguyên nhân của việc hình thành sẹo lồi, rỗ khó điều trị.

Mụn bọc nguy hiểm cho da
Mụn bọc nguy hiểm cho da

Cách chăm sóc

Khi gặp phải mụn bọc, bạn không nên vội nặn. Mỗi ngày hãy sử dụng nước muối pha loãng để rửa sạch mặt, dung dịch nước muối có tác dụng làm khô nhanh đầu mụn. Giúp mụn nhanh xẹp và sưng đỏ.

Bạn có thể nặn mụn sau khoảng thời gian mụn thật sự chín. Lưu ý: không nên nặn bằng tay, phải vệ sinh dụng cụ thật sạch sẽ trước khi tiến hành.

Trường hợp mụn bọc đã trở nặng hơn và không thể giải quyết tại nhà. Thì hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc cơ sở làm đẹp uy tín, để được điều trị kịp thời bạn nhé.

Trên đây là những loại mụn nguy hiểm cho da. Tuyệt đối không được nặn nếu bạn chưa xác định được mụn đã chín chưa. Do đó hãy có những biện pháp chăm sóc da đúng cách để hạn chế tình trạng mụn nói trên. Hy vọng bài viết sẽ đem đến thông tin hữu ích cho bạn!

Bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận