Đắp bột giữ được bao lâu? Làm sao để giữ được lâu?


Nhiều chị em băn khoăn không biết đắp bột giữ được bao lâu, thời gian trung bình cho một bộ móng đắp bột đẹp thường là 10 đến 15 ngày. Bởi một lần làm móng đắp bột thường khá mất thời gian, bên cạnh đó còn có chi phí khá cao, vì vậy nhiều chị em tìm hiểu về thời gian giữ móng là điều dễ hiểu kinhnghiemlamdep.net sẽ bật mí trong bài viết dưới đây.

Đắp bột giữ được bao lâu?

Theo những người thợ làm móng và các chị em đam mê “bộ môn” này thì thời gian lưu giữ một bộ móng đẹp thường dao động trong khoảng từ 10 đến 15 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như:

  • Chế độ chăm sóc móng tay.
  • Cơ địa móng của bạn có dễ giòn, dễ gãy hay không.
  • Quá trình sinh hoạt có tiếp xúc quá nhiều với nước hoặc hóa chất tẩy rửa hay không.
Móng đắp bột thường giữ được 10 đến 15 ngày
Móng đắp bột thường giữ được 10 đến 15 ngày

Mặt khác, tay nghề của người thợ làm móng cũng có thể ảnh hưởng đến câu trả lời cho câu hỏi đắp bột giữ được bao lâu. Những người thợ lành nghề, dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được những dáng móng phù hợp nhất với điều kiện sinh hoạt, nhu cầu cũng như sở thích.

Bên cạnh đó, chất liệu bột làm móng có chất lượng hay không cũng có thể quyết định một phần đến thời gian đắp bột.

Chất lượng bột làm móng có ảnh hưởng đến thời gian lưu giữ bộ móng đẹp
Chất lượng bột làm móng có ảnh hưởng đến thời gian lưu giữ bộ móng đẹp

Đắp bột móng tay có gây hại không?

Mặc dù “bộ môn” làm móng hiện nay khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hoàn toàn yên tâm về mức độ an toàn của kỹ thuật thẩm mỹ móng tay này. Bởi về bản chất, bột đắp móng tay, sơn móng hay hay gel đều được cấu tạo bởi các thành phần hóa học.

Nếu sử dụng hoặc tiếp xúc thường xuyên trong một thời gian dài thì vấn đề gây hại cho sức khỏe là điều không thể tránh khỏi. Một số tác hại của việc làm móng đắp bột thường gặp:

  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về móng do không biết cách chăm sóc móng, bột đắp móng không được tháo ra vệ sinh định kỳ cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển.
Móng có thể bị ố vàng nếu làm móng quá thường xuyên
Móng có thể bị ố vàng nếu làm móng quá thường xuyên
  • Khóe thịt có thể bị viêm, áp xe hay nhiễm trùng do quá trình thực hiện, người thợ đã vô tình làm tổn thương, lấy khóe móng quá sâu, gây chảy máu và hình thành ổ viêm.
  • Móng trở nên khô, cứng và dễ gãy hơn, đó chính là biểu hiện của việc móng đang bị mất dần độ ẩm, thiếu dưỡng chất và đã từng tiếp xúc quá nhiều với các hóa chất tẩy rửa trong sinh hoạt hằng ngày như nước rửa chén, nước giặt,…
Móng tay trở nên khô hơn nếu không có phương pháp dưỡng móng
Móng tay trở nên khô hơn nếu không có phương pháp dưỡng móng

Có thể thấy, việc đắp móng có thể đem lại những tác hại nhất định, tuy nhiên, đó chỉ là trong trường hợp người thợ làm móng thiếu tay nghề, thiếu kinh nghiệm xử lý cũng như quá trình chăm sóc móng không hợp lý. Bởi trên thực tế cũng đã có rất nhiều khách hàng lựa chọn đắp bột móng và đạt được tính thẩm mỹ cao nhất!

Các bước đắp bột móng tay đúng chuẩn để giữ được lâu

Để có được một bộ móng tay đắp bột đẹp, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà với các bước cơ bản sau.

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết trước khi đắp móng

Kỹ thuật đắp móng thường cần có một số dụng cụ cơ bản như sau:

  • Nước vệ sinh móng.
  • Màu sơn.
  • Cọ vẽ.
  • Bút vẽ lớn, nhỏ.
  • Bộ dụng cụ làm móng.
  • Keo dán móng.
  • Kéo cắt, dũa móng chuyên dụng.
  • Khuôn đắp bột.
  • Bộ Acrylic Polymer.
Bộ dụng cụ làm móng
Bộ dụng cụ làm móng
  • Móng giả.
  • Một số dụng cụ làm móng khác.

Bước 2: Vệ sinh móng tay

Bước này sẽ giúp bột móng tay được dính chặt hơn và có thời gian lưu giữ lâu hơn. Bạn cần sử dụng nước rửa móng và kềm cắt móng, cắt da để loại bỏ đi những vị trí móng bị ố vàng hoặc lớp sơn móng cũ chưa bị phai hết. Phần móng dài, không đúng form hoặc khóe thịt dư cũng cần được loại bỏ hết trong bước này.

Làm sạch móng tay trước khi nối móng
Làm sạch móng tay trước khi nối móng

Bước 3: Nối dài móng

Trong trường hợp bạn không có móng tay dài nhưng vẫn muốn đắp bột thì đừng lo, vì đã có bước nối dài móng với móng giả và keo dán móng chuyên dụng.

Ở bước này, bạn cần khéo léo hong khô móng rồi bôi keo dán móng lên về mặt móng, sau đó đặt miếng móng giả theo một góc 45o so với móng rồi từ từ trượt  móng xuống đến khi hoàn toàn khớp với móng thật.

Nối dài móng là cách tốt nhất cho những người có móng còn ngắn
Nối dài móng là cách tốt nhất cho những người có móng còn ngắn

Bước 4: Gọt giũa bộ móng giả lại một lần nữa

Bộ móng giả khi gắn vào tay đôi khi sẽ gặp phải tình trạng không được cân đối hoặc chưa có hình dáng móng như mong muốn thì cần phải cắt, giũa lại. Tuy nhiên, bạn cần để cho keo dán móng thật khô rồi mới tiến hành giũa móng để tránh bị xô lệch, hỏng móng.

Dũa móng tay
Dũa móng tay

Bước 5: Đắp bột móng tay

Ở bước này, bạn nên sử dụng bột và liquid vừa đủ để đắp lên móng, bạn cần làm thật nhanh, tỉ mỉ vì bột sẽ rất nhanh bị khô lại.

Trong phần đắp bột móng tay, bạn có thể thoải mái sáng tạo với nhiều hình dáng, kiểu dáng hay chi tiết móng khác nhau để tăng thêm phần nổi bật cho bộ móng của mình.

Chuẩn bị đắp bột móng tay
Chuẩn bị đắp bột móng tay

Bước 6: Dũa móng tay

Dũa móng tay lại một lần nữa để bộ móng được đều, đẹp hơn và không có những phần bột đắp bị thừa ra bên ngoài.

Bước 7: Sơn và trang trí móng

Đến bước sơn và trang trí móng, bạn có thể tha hồ sáng tạo với nhiều kiểu móng, màu sắc khác nhau theo sở thích của mình.

Có thể sơn thêm một lớp sơn bóng bên ngoài để bảo vệ móng tay đắp bột, đồng thời cấp ẩm và dưỡng móng chắc khỏe hơn.

Sơn và trang trí móng
Sơn và trang trí móng

Làm thế nào để giữ cho móng tay luôn chắc khỏe?

Móng sau khi đắp bột giữ được bao lâu phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, giữ gìn thật kỹ lưỡng. Bỏ túi ngay một số cách chăm sóc móng đơn giản sau nhé!

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để nuôi dưỡng móng khỏe mạnh như canxi, vitamin từ rau xanh, hoa quả, cá hồi, cà chua, thịt gà,…
  • Nên dùng găng tay khi tiếp xúc với nước hoặc hóa chất tẩy rửa trong quá trình dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa.
Nên dùng găng tay để tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa
Nên dùng găng tay để tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa
  • Thường xuyên thoa tinh dầu dưỡng móng để bảo vệ móng không bị khô, hạn chế nguy cơ khô, giòn, gãy móng.
  • Không nên tiếp xúc với các đồ vật có cạnh sắc nhọn vì có thể khiến móng bị trầy xước, bong tróc lớp bột vừa mới đắp.
  • Không ngâm móng quá lâu với nước nóng vì có thể làm lớp keo nhanh bị bong.
  • Giữa mỗi lần làm móng, bạn cần có một khoảng thời gian để móng được hồi phục, không nên làm móng quá thường xuyên sẽ khiến móng trở nên giòn, dễ gãy và không còn được chắc khỏe như trước nữa.
  • Móng đắp bột thường có độ bám dính khá chắc, vì vậy, nếu không có kỹ năng hoặc chưa có kinh nghiệm thì bạn không nên tự tháo móng tại nhà, vì điều này có thể khiến bạn vô tình làm hỏng móng thật, gây viêm nhiễm, áp xe.
Cần có kỹ thuật gỡ móng đắp bột chuyên dụng để không làm ảnh hưởng đến móng
Cần có kỹ thuật gỡ móng đắp bột chuyên dụng để không làm ảnh hưởng đến móng

Vậy, nếu bạn biết cách giữ gìn, chăm sóc móng thì vấn đề đắp bột giữ được bao lâu không còn là điều khiến bạn phải quá quan tâm. Bởi một đôi móng đẹp không chỉ ở lớp bột hay lớp sơn bên ngoài mà còn được thể hiện ở độ chắc khỏe, dày dặn vốn có. Chúc bạn có được đôi bàn tay đắp bột móng đẹp, ấn tượng, phù hợp với sở thích!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận