Nhiều người nghĩ rằng cách sơn gel bền là rất phức tạp, tuy nhiên, trên thực tế lại đơn giản hơn rất nhiều. Theo các kỹ thuật viên làm móng, bạn chỉ cần tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình sơn gel cho móng cũng như quan tâm đến một số lưu ý là có thể kéo dài được “tuổi thọ” cho bộ móng sơn gel cầu kỳ của mình. Cùng kinh nghiệm làm đẹp theo dõi qua bài viết dưới đây.
Các dụng cụ cần thiết khi sơn gel
Để có được cách sơn gel bền, đẹp thì không thể thiếu các dụng cụ hỗ trợ, chẳng hạn như:
- Bộ kềm, kéo cắt móng tay và loại bỏ da thừa, lấy khóe.
- Bộ dũa móng bao gồm chà nhám và đánh bóng.
- Tăm bông để hỗ trợ lau phần sơn gel bị lem.
- Nước tẩy móng acetone (sử dụng trong bước lau lớp sơn gel cũ và loại bỏ đi phần sơn bị lem).
- Nước tẩy sơn gel là không thể thiếu.
- Máy chiếu UV để làm khô móng nhanh chóng.
- Các loại sơn móng thông thường, bao gồm sơn lót, sơn màu và sơn bóng với màu sắc tùy bạn lựa chọn.
Có thể thấy, bộ dụng cụ cần thiết cho việc sơn móng gel cũng không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể sắm cho mình để tự thực hiện tại nhà với chi phí khá phải chăng.
Hướng dẫn cách sơn gel bền
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ kể trên thì hãy bắt tay vào cách sơn gel bền với các bước cụ thể sau bạn nhé!
Bước 1: Cắt da thừa và tạo hình cho móng
Đây là bước đầu tiên trong cách sơn gel bền cực đơn giản mà bạn được xem thường và bỏ qua.
Có thể ngâm móng tay trước với nước hoặc kem làm mềm da để việc cắt da thừa trở nên dễ dàng hơn và không gây đau hay khó chịu khi lấy phần chất bẩn hay khóe da dư.
Trên thực tế đã có nhiều người thất bại ở bước này do vô tình khiến da bị chảy máu, nếu không xử lý kịp có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử móng. Vì vậy, bạn cần phải làm mềm móng thật kỹ, cắt khéo léo hoặc nếu không quen tay thì có thể nhờ người khác thực hiện thay.
Bước 2: Chà nhám móng tay
Bước này khá quan trọng và quyết định đến khả năng bám dính sơn gel sau khi sơn. Việc chà nhám sẽ tạo ra sự gồ ghề trên bề mặt móng, tạo điều kiện cho lớp sơn bám chắc hơn và lâu trôi hơn.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên chà nhám nhẹ bề mặt móng tay chứ không nên làm quá mạnh, có thể vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe của móng.
Bước 3: Phủ một lớp sơn lót
Sơn lót có tác dụng bảo vệ bề mặt móng khỏi các tác động từ thành phần hóa học trong sơn móng tay hay sơn gel. Sơn lót cũng có tác dụng dưỡng ẩm, hạn chế tình trạng móng bị khô, dễ đứt gãy.
Bước 4: Sơn 2 lớp màu mỏng
Bạn cần chờ cho lớp sơn lót được khô hoàn toàn thì mới tiến hành sơn 2 lớp màu mỏng lên móng. Lưu ý là chỉ nên sơn thật mỏng chứ không nên sơn dày vì sẽ làm cho móng có cảm giác nặng nề, khó chịu khi khô.
Đầu tiên, hãy tô một lớp sơn mỏng trước rồi chờ khô hoặc chiếu đèn UV rồi mới tiếp tục “apply” lớp tiếp theo. Mỗi lần sơn thì nên chú ý sơn đều cho toàn bộ bề mặt móng để không bị cuộn lại hay vón cục.
Bước 5: Sơn lớp phủ
Sau khi sơn lớp thứ hai thì bạn cũng để cho khô hoàn toàn bằng cách hong dưới quạt hoặc chiếu đèn UV từ 2 đến 3 phút. Cuối cùng là sơn một lớp phủ để bảo vệ các lớp sơn. Đây cũng là cách sơn gel bền mà bạn không nên bỏ qua.
Bước 6: Làm sạch phần sơn còn dính trên tay
Trong quá trình sơn, phần sơn móng tay bị dính ngoài rìa là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng mà chỉ cần dùng một chiếc tăm bông nhúng vào dung dịch tẩy móng acetone là có thể làm sạch hoàn toàn.
Những chú ý khi sơn gel để màu sơn được bền
Trên đây là các bước trong cách sơn gel bền, tuy nhiên, để có thể kéo dài “tuổi thọ” cho móng tay sơn gel thì bạn cũng cần tuân thủ một số lưu ý sau.
Không ngâm tay trong nước quá lâu trước khi sơn
Việc ngâm móng tay trong nước quá lâu trước khi sơn sẽ vô tình khiến móng tay bị ngấm nước và nở ra. Khi sơn lớp sơn gel lên sẽ không đạt độ bám dính tốt nhất mà rất nhanh bong tróng.
Vì vậy, bạn chỉ cần ngâm tay trong một khoảng thời gian nhất định và hong cho thật khô trước khi sơn gel lên trên để tăng thời gian lưu giữ vẻ đẹp cho móng tay.
Hạn chế tiếp xúc chất tẩy rửa
Trong quá trình sinh hoạt, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những công việc vệ sinh nhà cửa, rửa chén,… Lúc này, tay sẽ trực tiếp tiếp xúc với nước và chất tẩy rửa – đây là tác nhân chính gây nên tình trạng sơn gel dễ bị bong tróc.
Vì vậy, sau khi sơn gel, bạn nên hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa một cách tối đa. Nếu công việc buộc phải tiếp xúc thì có thể đeo găng tay để bảo vệ móng.
Ngoài ra, một kinh nghiệm được nhiều chị em mách bảo đó là nếu bạn muốn sơn móng cho một dịp nào đó thì nên để đến cận ngày diễn ra sự kiện thì mới làm móng để đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.
Phải dùng sơn lót và sơn bóng
Tuyệt đối không được quên sơn bóng và sơn lót vì đây là cách sơn gel bền tốt nhất được nhiều kỹ thuật viên làm móng chia sẻ. Sơn lót sẽ giúp bảo vệ móng tay, trong khi sơn bóng sẽ đóng vai trò bảo vệ lớp sơn gel và kéo dài thời gian sử dụng.
Khi sơn bóng hoặc sơn lót, cần đảm bảo phải thật khô rồi mới tiếp tục sơn lớp tiếp theo để sơn gel đạt độ bám dính tốt nhất.
Sơn nhiều lớp mỏng chồng lên nhau
Như đã đề cập ở bước 4, bạn cần phải sơn chồng 2 lớp sơn lên với nhau, tuy nhiên, nếu thích thì cũng có thể sơn nhiều lớp nhưng chúng phải thật mỏng để rút ngắn thời gian khô và tăng độ cứng cáp cho móng.
Dưỡng da tay bằng serum
Hằng ngày, đừng quên dưỡng da tay bằng serum để cấp ẩm và có được làn da mịn màng, tươi tắn. Bên cạnh đó, dưỡng chất từ serum dưỡng do cũng đóng góp phần nào trong việc nuôi dưỡng móng tay trở nên bóng, đẹp và khỏe mạnh.
Đổi lọ sơn móng tay sau 1 năm
Sơn móng tay chứa nhiều thành phần hóa học được chứng minh là không thực sự an toàn cho sức khỏe, nhất là khi hít phải có thể gây cảm giác buồn nôn, chóng mặt. Điều này sẽ càng nghiêm trọng hơn đối với những lọ sơn đã cũ.
Vì vậy, bạn cần kiểm tra và thay thế những lọ sơn móng tay có thời hạn 1 năm, đồng thời ghi chú thời gian mua lên thành lọ để có thể dễ dàng kiểm soát được thời gian sử dụng.
Trên đây là các bước trong cách sơn gel bền cũng như lưu ý trong việc chăm sóc móng tay chi tiết. Để có được một bộ móng sơn gel đẹp, bạn cần tuân thủ đầy đủ các bước cũng như lưu ý trong chăm sóc. Chúc bạn thành công với niềm đam mê móng tay sơn gel của mình nhé!
Bình luận