Cách đắp bột không bị hở kỹ thuật viên cần phải quan tâm


Đắp bột là một trong những kỹ thuật làm móng hiện đại được nhiều người yêu thích nhờ có thể đem lại nhiều hiệu ứng thẩm mỹ cao. Tuy nhiên sẽ khó tránh khỏi tình trạng móng bị hở sau khi đắp. Cùng kinhnghiemlamdep.net tham khảo nguyên nhân và cách đắp bột không bị hở trong bài viết sau đây!

Cách đắp bột không bị hở

Cách đắp bột móng tay không bị hở thường cần được thực hiện bởi những người thợ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm. Bởi nếu bột bị hở, trước tiên sẽ đem lại cho khách hàng nhiều cảm xúc khó chịu, sau đó ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và cả tiệm làm nail của bạn.

Sau đây là một số bước làm móng, đắp bột cơ bản mà bạn có thể tham khảo để hạn chế nguy cơ hở bột sau khi làm.

Người thợ làm móng nào cũng cần phải biết cách đắp bột không bị hở
Người thợ làm móng nào cũng cần phải biết cách đắp bột không bị hở
  • Bước 1: Làm sạch móng. Trong bước này sẽ bao gồm các thao tác làm mềm móng tay, cắt, dũa tạo form móng, cắt da thừa.
  • Bước 2: Làm nhám bề mặt móng để tăng khả năng bám dính là mẹo hay trong cách đắp bột không bị hở.
  • Bước 3: Sơn Primer. Bước này có tác dụng giúp lớp bột sau khi được đắp lên sẽ có độ bám dính cao. Tuy nhiên, kỹ thuật viên cần chú ý không để primer dính lên da tay của khách.
  • Bước 4: Gắn móng nối bằng cách thoa keo lên phần đầu móng tay, đặt móng giả theo phương hợp với móng thật một góc 45o rồi ấn chặt xuống.
Dán móng giả để tăng chiều dài cho móng
Dán móng giả để tăng chiều dài cho móng
  • Bước 5: Mài phẳng phần giao giữa móng nối và móng thật để tăng hiệu ứng chân thật cho móng tay.
  • Bước 6: Đắp bột cho móng tay. Bước này, bạn hãy sử dụng đầu cọ và nhúng vào dung dịch liquid sau đó chấm vào hộp bột để lấy một lượng vừa đủ, cần thao tác nhanh vì bột sẽ nhất nhanh khô. Bắt đầu đắp ở đầu móng rồi đẩy đều xuống chân móng.
  • Bước 7: Chỉnh lại form cho móng.
  • Bước 8: Trang trí móng với các họa tiết, chi tiết tùy thuộc vào phong cách mà khách hàng yêu thích, cuối cùng là phủ một lớp sơn bóng để bảo vệ móng.
Trang trí móng tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của khách hàng
Trang trí móng tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của khách hàng

Tại sao đắp bột cho móng lại bị hở?

Có khá nhiều nguyên nhân khiến móng tay bị hở sau khi đắp bột, trong đó lý do chung vẫn là kỹ thuật thực hiện của người thợ làm móng, chẳng hạn như đắp bột khi móng còn ướt, đắp bột bị tràn khóe, lớp bột đắp quá dày,… Bên cạnh đó cũng có thể do nền móng tay vốn quá khô, yếu hoặc dễ bị gãy.

Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì việc đắp bột móng tay bị hở cũng gây nên rất nhiều phiền toái, làm mất thẩm mỹ và lãng phí thời gian, tiền bạc cho lần làm móng này. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn cũng như các kỹ thuật viên biết cách đắp bột móng tay không bị hở sao cho đúng chuẩn và kéo dài thời gian lưu giữ.

Đắp bột móng tay bị hở do nhiều nguyên nhân, trong đó cơ địa của khách hàng và kỹ thuật thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhấtĐắp bột móng tay bị hở do nhiều nguyên nhân, trong đó cơ địa của khách hàng và kỹ thuật thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất
Đắp bột móng tay bị hở do nhiều nguyên nhân, trong đó cơ địa của khách hàng và kỹ thuật thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất

Cơ địa của khách hàng

Đối với những ai có tần suất làm móng quá nhiều hoặc không có chế độ chăm sóc móng thường xuyên sẽ dẫn đến một bộ móng khô, dễ gãy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bột sẽ rất dễ bị hở sau khi đắp lên móng.

Vì vậy, trước khi tiến hành làm móng cũng như đắp bột thì người thợ làm móng nên kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng móng của khách hàng. Nếu cảm thấy quá khô, dễ gãy thì nên tư vấn các phương pháp chăm sóc, phục hồi trước rồi mới tiến hành đắp bột vào một thời điểm khác.

Móng khô, dễ gãy có thể khiến bột bị hở khi đắp
Móng khô, dễ gãy có thể khiến bột bị hở khi đắp

Thao tác của thợ nail không chuẩn

Để có một bộ móng đẹp thì tay nghề của người thợ làm nail luôn đóng một vai trò quyết định. Nếu không biết cách nhận định tình trạng móng cũng như không kỹ lưỡng trong việc làm sạch móng trước khi đắp bột thì cũng sẽ khiến bột bị hở sau khi đắp.

Việc vội vàng đắp bột khi các lớp sơn lót chưa hoàn toàn khô cũng chính là nguyên nhân khiến cho bột bị hở sau khi đắp.

Thao tác của người thợ làm nail đóng vai trò quan trọng
Thao tác của người thợ làm nail đóng vai trò quan trọng

Ngoài ra, một lỗi sai nữa của người thợ làm móng khiến bột bị hở đó chính là thao tác sử dụng liquid không đúng, dẫn đến việc lấy bột quá ướt hoặc quá khô. Nếu lấy bột quá ướt thì sẽ khiến cho bột nhanh chảy, bị xếp chồng lên nhau và dẫn đến hở khi khô. Mặt khác, nếu bột quá khô thì sẽ không thể trải đều trên bề mặt móng và vô tình tạo ra những lỗ hổng, khiến móng bị hở.

Vì vậy, người thợ làm nail không chỉ có khả năng thẩm mỹ, tính sáng tạo cao mà còn phải am hiểu và tuân thủ nhiều quy tắc, nguyên tắc để có được bộ móng tay đẹp, ưng ý nhất cho khách hàng.

Cần tuân thủ các nguyên tắc trong làm móng để có được kết quả tốt nhất
Cần tuân thủ các nguyên tắc trong làm móng để có được kết quả tốt nhất

Cách khắc phục tình trạng đắp móng tay bị hở

Sau khi đắp móng mà bị hở không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ, gây viêm, hỏng móng và rất khó khăn trong việc điều trị về sau.

Việc đắp móng xong bị hở ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ và cả sức khỏe
Việc đắp móng xong bị hở ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ và cả sức khỏe

Thợ nail thực hiện đúng thao tác, kỹ thuật

  • Trước khi bắt đầu đắp bột móng, đừng quên bước đánh bóng bề mặt móng thật kỹ bằng buffer để đảm bảo móng thật sạch sẽ, không còn lớp dầu, bụi bẩn hay vi khuẩn nhằm tăng độ bám dính cho bột.
  • Sau khi đã dũa, đánh bóng xong thì không nên sờ tay lên móng vì dầu, biểu bì và chất bẩn trên các đầu ngón tay có thể vô tình khiến độ bám dính bột bị ảnh hưởng.
  • Khi “apply” bất kỳ một lớp sơn nào lên móng tay thì cần để móng thật khô rồi mới đắp bột lên, hạn chế tình trạng bong tróc về sau.
  • Tham khảo ý kiến cũng như luyện tập nhiều lần để có được khả năng trộn bột chính xác, không khô, không ướt.
Thợ làm nail cần luyện tập thường xuyên về cách lấy bột để không bị quá khô hay quá ướt
Thợ làm nail cần luyện tập thường xuyên về cách lấy bột để không bị quá khô hay quá ướt
  • Khi đắp bột, tuyệt đối không làm bột tràn khóe hay tích tụ vào các vùng da khác để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, hỏng móng.
  • Khi đắp bột cũng nên chú ý về mức độ dày, mỏng để đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.

Chăm sóc, dưỡng móng chắc khỏe

Bên cạnh yếu tố tay nghề của người thợ làm móng thì chế độ chăm sóc và dưỡng móng để trở nên chắc khỏe chính là cách đắp bột không bị hở hiệu quả từ trong trong ra ngoài.

Say đây là một số lưu ý trong cách đắp bột không bị hở:

  • Khoảng cách giữa các lần làm móng nên là từ 2 tuần đến 1 tháng trở lên để móng có thời gian phục hồi sau các thao tác dũa, chà nhám.
  • Đừng quên làm vệ sinh móng thường xuyên bằng cách rửa tay với xà phòng sát khuẩn sau khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với nguồn bẩn.
Làm sạch móng thường xuyên
Làm sạch móng thường xuyên
  • Thường xuyên thoa dưỡng móng để đảm bảo độ mềm mại, chắc khỏe của móng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để góp phần nuôi dưỡng móng không bị khô.
  • Đừng quên bổ sung vào thực đơn hằng ngày chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, khoáng chất giúp móng luôn chắc khỏe, không bị khô giòn và hở khi đắp bột.

Trên đây là các bước cơ bản trong cách đắp bột không bị hở mà người thợ làm móng nào cũng cần quan tâm. Kỹ thuật viên làm móng cần phải biết cách quan sát, chẩn đoán tình trạng móng để có hướng xử lý phù hợp, không nên làm việc quá khuôn khổ vì móng tay của mỗi khách hàng đều có những đặc điểm riêng. Chúc bạn sớm thành công với công việc làm móng đầy đam mê và sáng tạo này nhé!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận