Acyclovir là một loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị tình trạng tổn thương da do virus sau khi phun môi. Vậy cách bôi Acyclovir sau phun môi như thế nào là chính xác và đạt hiệu quả tốt nhất? Cần lưu ý những gì khi sử dụng loại thuốc này? Những thắc mắc này sẽ được bật mí chi tiết trong bài viết sau đây.
Vai trò của Acyclovir trong việc điều trị tổn thương sau phun môi
Phun môi là một hình thức làm đẹp tiện lợi và rất phổ biến đối với phái đẹp. Tuy nhiên, nếu địa chỉ thực hiện phun môi kém chất lượng hoặc chế độ chăm sóc sau khi làm đẹp không được chú ý kỹ lưỡng, bạn sẽ dễ dàng gặp phải các tình trạng tổn thương ảnh hưởng đến sức khỏe và sắc đẹp.
Trong các vấn đề thường gặp phải sau khi phun môi, các triệu chứng viêm sưng hay nhiễm trùng do virus xâm nhập vào vết thương hở là một trong những điều nguy hiểm nhất. Để chống lại tình trạng này, Acyclovir là loại thuốc có tác dụng tốt nhất và được các bác sĩ khuyên dùng để sử dụng.
Khi bôi Acyclovir lên vết nhiễm loét trên môi, loại thuốc này sẽ tiêu diệt và chống lại sự phát triển, lây lan của virus mà không làm ảnh hưởng đến tế bào. Bên cạnh đó, Acyclovir còn giúp phục hồi các vết loét, giảm đau rát, khó chịu và giúp vết thương không bị lan rộng. Nhờ vậy, bạn sẽ tránh được những tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cải thiện sắc đẹp cho đôi môi của mình.
Cách bôi Acyclovir sau phun môi đúng cách
Acyclovir sẽ giúp bạn điều trị một cách tích cực tình trạng viêm nhiễm do virus trên môi. Tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách, sau khi hồi phục đôi môi có thể trở nên thâm xỉn màu, lên màu không chuẩn sắc. Do vậy, bạn nên thực hiện đúng theo các bước sau đây khi bôi Acyclovir sau khi phun môi.
Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng Acyclovir
Đây là một bước quan trọng, bởi nếu không vệ sinh sạch sẽ, bạn có thể làm virus lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các loại bệnh viêm nhiễm trên da như zona cấp tính, thủy đậu, nổi mụn nước do virus herpes,…
Bước 2: Vệ sinh môi bằng nước muối sinh lý
Bước này sẽ giúp phần nào hạn chế khả năng nhiễm khuẩn môi bên cạnh các tác động của virus. Khi thực hiện, bạn cần dùng bông gòn y tế hoặc khăn sạch để thẩm nước muối sinh lý và vệ sinh bề mặt môi. Sau đó, bạn dùng khăn khô, mềm và sạch để lau lại vùng da môi cho khô thoáng.
Cần chú ý rằng sau khi phun môi cần hoàn toàn kiêng nước để tránh ảnh hưởng đến màu môi. Do vậy bạn chỉ được sử dụng nước muối sinh lý và dùng ở lượng vừa đủ, không đổ trực tiếp lên môi khi vệ sinh.
Bước 3: Dùng tăm bông bôi Acyclovir lên môi
Ở bước này, bạn cần lấy tăm bông để lấy một lượng nhỏ Acyclovir, không được dùng tay không để lấy thuốc. Khi thực hiện, bạn chỉ bôi thuốc ở vùng da bị lở loét, mưng mủ hay các vết mụn nước trên môi, không bôi lên các vùng da lành.
Việc sử dụng tăm bông sẽ đảm bảo độ chính xác khi bôi thuốc. Điều này khá quan trọng bởi nếu để thuốc dính vào những vùng da môi không bị tổn thương, vùng da đó có thể bị thâm sạm, không lên đúng màu sau khi phun môi. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ tránh được việc làm lây virus đến các vùng môi không tổn thương.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng Acyclovir sau khi phun môi
Phần trên đây đã hướng dẫn cho bạn cách bôi Acyclovir sau phun môi sao cho chính xác, đảm bảo hiệu quả và không gây ảnh hưởng đến màu môi. Tuy nhiên, cùng với việc thực hiện đúng cách, bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề khi sử dụng loại thuốc này. Cụ thể:
- Chỉ nên thoa Acyclovir theo liều lượng và tần suất được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa da liễu, tuyệt đối không quá lạm dụng khiến bạn sẽ có nguy cơ gặp tác dụng phụ và lãng phí thuốc.
- Trung bình bạn chỉ nên thoa thuốc khoảng 5 lần mỗi ngày và cách nhau 4 giờ, tuyệt đối không sử dụng vào ban đêm.
- Ngoài ra, để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, hãy thực hiện liệu trình liên tục trong ít nhất 5 ngày và tăng thêm 5 ngày nữa nếu tình trạng vẫn chưa tiến triển.
- Trường hợp môi vẫn không giảm mà triệu chứng lở loét, viêm nhiễm đi kèm với sốt ngày càng trầm trọng hơn thì thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý tránh đe dọa tới tính mạng.
- Một số trường hợp có thể dùng thuốc có thành phần Acyclovir qua đường uống để thúc đẩy quá trình hồi phục và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn cần được bác sĩ cho phép và chỉ sử dụng liều lượng không quá 400mg.
- Khi thoa Acyclovir dạng gel, bạn cần bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể để giúp môi luôn mềm mịn mà không bị khô, nẻ.
- Đối với phụ nữ đang trong quá trình mang thai và cho con bú thì chỉ ưu tiên dùng loại thoa ngoài da mà hạn chế uống vì có thể làm ảnh hưởng đến em bé.
- Đặc biệt, chỉ thoa thuốc ngay tại vị trí bị lở loét, viêm nhiễm, tránh hoàn toàn các vùng da lành và nhạy cảm như niêm mạc, âm đạo,…
- Một số trường hợp sau khi sử dụng Acyclovir có thể gây nên tác dụng phụ như co giật, buồn nôn, hãy lập tức đến bệnh viện để kiểm tra và giải độc tố ngay lập tức, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Qua toàn bộ thông tin trên, có thể thấy cách bôi Acyclovir sau phun môi khá đơn giản, tuy nhiên những lưu ý trước và sau khi sử dụng lại khá phức tạp. Mặc dù vậy, những lưu ý được kể trên là rất hữu ích, giúp bạn nhanh chóng có được đôi môi sau phun tươi tắn, căng mọng vô cùng quyến rũ.
Bài viết liên quan:
- Phun môi có uống sữa đậu nành, sữa milo được không?
Bình luận